2.5.13

Những đặc sản 'chết người' dịp 30/4


Săn" đặc sản luôn là nhu cầu của khách du lịch khi đi chơi, xong dịp nghỉ lễ này, cần cảnh giác những kẻ "sát nhân giấu mặt" trong nhiều món ngon.
Tôm, cua vỉa hè
Ở nhiều địa điểm du lịch, nhiều người bán hàng rong mời chào khách mua tôm hùm, cua, ghẹ biển... giá rất rẻ. Trông vẻ ngoài thì những loại tôm, cua này còn khá tươi ngon, không có mùi thiu thối. Tuy nhiên, nếu ham rẻ và chỉ tin vào vẻ ngoài của những hải sản vỉa hè này, nguy cơ ngộ độc của du khách rất cao.
Theo khuyến cáo của cơ quan quản lý thị trường, hầu hết tôm, cua bán vỉa hè đều đã chết và để lâu ngày. Vì vậy, không những chất dinh dưỡng trong những hải sản này không còn, mà chất đạm trong cơ thể chúng bị phân hủy, biến thành chất độc gây hại cho cơ thể, kể cả khi đã qua nấu nướng.
Những đặc sản 'chết người' dịp 30/4
"Săn" đặc sản luôn là nhu cầu của khách du lịch khi đi chơi, xong dịp nghỉ lễ này, cần cảnh giác những kẻ "sát nhân giấu mặt" trong nhiều món ngon. 
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), hải sản khi chết, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập nhanh. Độc tố trong hải sản tiết ra nhanh, đồng thời men phân giải chất đạm hoạt động mạnh khiến chúng bị hỏng trong thời gian ngắn.
Không chỉ ngộ độc bởi chất độc do hải sản chết bị phân hủy, thực khách còn có thể bị nhiễm độc do các chất bảo quản, chống thiu thối như formaldehyde.
Một kết quả kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho thấy, những độc tố trong hải sản bán trôi nổi ngoài thị trường gồm: Salmonella (khuẩn gây thương hàn), khuẩn E.Coli, chỉ tiêu histamine (gây ra ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong) vượt mức cho phép.
Biểu hiện ngộ độc hải sản là đỏ da, ngứa chủ yếu phần nửa trên của cơ thể, bao gồm đầu mặt cổ, ngực và tay. Người bị ngộ độc hải sản có thể bị khó thở, tụt huyết áp, nôn, đau bụng, thậm chí tử vong.
Các món ăn từ chim
Dịp nghỉ lễ dài 30/4, 1/5 năm nay, nhiều người chọn địa điểm du lịch là vùng núi rừng núi. Tuy nhiên, đến những nơi này, nên cảnh giác các món ăn từ chim.
Những đặc sản 'chết người' dịp 30/4
Các loại cúm từ gia cầm như cúm A/H1N1, H5N1 và đặc biệt là H7N9 có nguy cơ lây nhiễm từ các loài chim là rất cao.  
Những món đặc sản từ chim phải kể đến các loại chim hoang dã (chim trời) vì đây là những loại có nguồn gốc tự nhiên nên thịt ăn sẽ ngon và nguyên chất hơn các loại chim nuôi công nghiệp được bán ngoài thị trường.
Tuy đây là món đặc sản nhưng trong thời gian này người dân nên hạn chế ăn các sản phẩm từ chim, kể cả trứng vì nguy cơ gây bệnh rất cao. Theo các chuyên gia y tế cảnh báo, các loại cúm từ gia cầm như cúm A/H1N1, H5N1 và đặc biệt là H7N9 có nguy cơ lây nhiễm từ các loài chim là rất cao.
Để tránh sự lây nhiễm cúm từ chim sang người, mọi người không nên săn bắt và nên hạn chế sử dụng các sản phẩm từ các loài chim, nhất là chim hoang dã. Như vậy vừa giúp bảo vệ được sự cân bằng môi trường sinh thái, vừa giúp phần ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh từ chim sang người.
Các sản phẩm từ chim yến
Yến và các sản phẩm từ yến được cho là loại sơn hào hải vị, chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe khi sử dụng. Nhưng thực tế cho thấy trong khoảng thời gian này việc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ yến là một biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như sự lây lan dịch bệnh H5N1.
Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, trong thời gian gần đây các cơ quan chức năng liên tục phát hiện chim yến chết hàng loạt do nhiễm virus cúm A/H5N1. Đặc biệt là các tỉnh ở khu vực Nam trung bộ trong đó nổi lên hai tỉnh: Ninh Thuận và Bình Định.
Những đặc sản 'chết người' dịp 30/4
Lần đầu tiên loại virus cúm được tìm thấy trên chim nuôi 
Điều đáng nói ở đây là rất nhiều hộ gia đình nuôi chim yến tự phát không đăng ký kinh doanh với chính quyền địa phương nên khi dịch cúm ùa về thì mọi người lại bán tống bán tháo các sản phẩm ra thị trường. Đây chính là nguy cơ lây lan bệnh dịch rất nhanh không chỉ có trên gia cầm mà còn có nguy cơ lây từ gia cầm sang người.
Theo PGS. TS Trịnh Quân Huấn (nguyên thứ trưởng Bộ Y tế): “Đây là lần đầu tiên loại virus cúm này được tìm thấy trên chim nuôi, vì vậy chúng ta cần phải cảnh giác. Chim là loài sống di chuyển từ nơi này sang nơi khác để kiếm ăn nên khả năng phát tán mầm bệnh cao.
Hơn nữa, cúm A/H5N1 có khả năng lây từ chim sang người, vì vậy người nuôi cần áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động để tránh tiếp xúc trực tiếp với phân và dịch tiết của chúng”.
Còn GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ khuyến cáo, về nguyên tắc các sản phẩm chim yến nếu được nấu ở nhiệt độ 700C trở lên thì virus chết. Vì vậy, nếu nhất thiết phải dùng các sản phẩm về yến người tiêu dùng nên đặc biệt chú ý.
Các sản phẩm từ gà, vịt …
Gà, vịt và các sản phẩm từ gà, vịt thường được con người tiếp xúc và sử dụng nhiều nhất. Thực tế cho thấy có đến hơn 90% trường hợp mắc các bệnh liên quan đến cúm A là có liên quan đến gà, vịt (gia cầm). Vì thế, việc lựa chọn sử dụng cũng như tiếp xúc với gia cầm khi chăn nuôi, người dân cũng hết sức phải chú ý để tránh nguy cơ gây bệnh.
Những đặc sản 'chết người' dịp 30/4
Chọn mua gia cầm cũng phải hết sức cần thận vì virus cúm A vẫn hoạt động trong các loại gia cầm khi đã chết. 
Đặc biệt là việc buôn bán và vận chuyển gia cầm cần phải được kiểm dịch chặt trẽ tránh tình trạng vận chuyển gia cầm từ nơi có dịch đến nơi không có dịch.
Một điều cần chú ý là khi chọn mua gia cầm cũng phải hết sức cần thận vì virus cúm A vẫn hoạt động trong các loại gia cầm khi đã chết.
Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, khi đi chợ mua gà, vịt, tốt nhất, bạn nên chọn con sống. Nếu không biết cách làm thịt hoặc ngại, có thể nhờ người bán hàng làm ngay tại chỗ.
Gà, vịt sống nên chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tương hồng, hai cánh ép sát mình, lông trơn mượt, mắt có thần. Nếu gà vịt có màu biến sắc thành thâm đen, hai cánh rủ xuôi, lông xù, lông quanh hậu môn có dính phân màu lục, diều tích thức ăn cứng lại là gà vịt có bệnh.
Khi vạch hậu môn gà, vịt ra xem, thấy con nào hậu môn ướt, rờ bầu diều thấy phồng lên no tròn và trong miệng nước dãi chảy ra... đó là những con đang bị bệnh. Tốt nhất bạn không nên mua những con như thế.
Theo PGS.TS Trịnh Quân Huấn: “Khi chế biến người dân cần chế biến cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp lúc chặt có thể bắn dịch, máu vào tay sau đó nếu không rửa tay lại tiếp xúc vào các sản phẩm đã chế biến thì sẽ có khả năng lây bệnh”.
Thịt lợn
Hiện nay dịch bênh trên lợn vẫn đang hành hoành ở nhiều địa phương nhất là khu vực miền Trung và một số tỉnh phía Bắc. Các cơ quan chức năng đang tiến hành nhiều biện pháp can thiệp nhằm hạn chế tối đa sự bùng phát dịch bệnh và sự lây lan dịch bệnh từ lợn sang người khi tiếp xúc.
Thịt lợn kém chất lượng hoặc lợn bệnh, lợn chết có màu đỏ bầm, nhũn nhão
Thịt lợn kém chất lượng hoặc lợn bệnh, lợn chết có màu đỏ bầm, nhũn nhão 
Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm dịch bệnh từ lợn sang người, người tiêu dùng cần hết sức chú ý khi mua các sản phẩn từ lợn. Đặc biệt, hạn chế tối đa việc sử dụng tiết canh vì đây là con đường lây bệnh nhanh nhất.
Có nhiều cách để nhận biết thịt tươi hay kém chất lượng. Đó là: thịt tươi tốt có màu hồng tự nhiên (không lợt quá, không đậm quá), mỡ màu trắng bạch; bề mặt cắt có độ rít, không bị tươm nước, không đổ nhớt và có độ đàn hồi cao. Thịt tươi có mùi thơm tự nhiên của thịt.
Trong khi đó, thịt kém tươi và ôi sẽ hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. Mỡ màu tối, độ rắn giảm sút, mùi vị ôi. Mặt khớp có nhiều nhớt. Dịch hoạt đục.


Phat Trien.net - Thiết kế web chuyên nghiệp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin lien he: 0903880905 Web: http://phattrien.net